Các loại móng nhà đang được ứng dụng phổ biến trong xây dựng hiện nay

Như chúng ta đã biết, móng nhà là phần kết cấu kỹ thuật nằm dưới đất của một công trình xây dựng – nó có vai trò gánh toàn bộ phần tải trọng phía trên của công trình. Vì thế, thi công xây dựng nền móng có vai trò vô cùng quan trọng, và đòi hỏi tuân thủ theo thiết kế kết cấu chặt chẽ để đảm bảo sự chắc chắn của công trình. Thi công xây dựng móng nhà là một khâu thuộc quá trình xây nhà thô, tùy vào loại móng sử dụng, mà thời gian cho phần thi công – hoàn thiện móng có thể kéo dài đến 25 – 30 ngày. 

Có 4 loại móng phổ biến được sử dụng trong xây dựng hiện nay bao gồm: Móng đơn, Móng băng, Móng bè, Móng cọc

1. Móng đơn

Nhận diện móng đơn:

Là các loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực. Sử dụng dưới chân cột nhà, cột điện, mố trụ cầu…
Móng đơn nằm riêng lẻ, trên mặt đất có thể là hình vuông, chữ nhật, tám cạnh, tròn,… Móng đơn có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp

Móng đơn là loại móng rẻ tiền nhất, tác dụng chịu lực tùy thuộc vào thành phần cấu tạo và mác bê tông ( nếu dùng loại móng bê tông cốt thép ). Móng đơn thường đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau. Ta thường thấy móng đơn được sử dụng dưới chân cột nhà, cột điện hay mố trụ cầu.

mong-don-2_result

Hình ảnh thi công móng đơn trong công trình thực tế

Móng đơn có ưu điểm là giá thành xây dựng rẻ. Tác dụng chịu lực của loại móng này còn tùy thuộc vào thành phần cấu tạo và mác bê tông. Mô hình móng đơn thường được áp dụng cho những công trình xây dựng nhỏ – có kết cấu đơn giản.

mong-don_result

Bản vẽ kỹ thuật mô tả cấu tạo móng đơn 

2. Móng băng

Đây là loại móng hay dùng trong các công trình dân dụng bởi giá thành vừa phải cùng độ lún đồng đều của nó.

Móng băng thường là một dải dài, liên kết với nhau chạy theo chân tường hoặc có sự giao cắt. Đối với những nền đất yếu, độ lún không đều, ngoài việc đầm đất cho chặt người ta còn bố trí các khe lún chạy từ móng băng lên tới tường chắn mái.

mong-bang

Hình ảnh thi công móng băng trong công trình thực tế 

Để thi công móng băng, người ta thường đào móng quanh khuôn viên công trình hoặc đào móng song song với nhau trong khuôn viên đó.

Khi các hàng cột hoặc tường có cả hai phương thì dải móng băng giao nhau có dạng ô cờ trên mặt bằng. Móng băng ở hồi nhà thường dùng phải tốt hơn móng băng dọc nhà, móng băng tường ngăn. Thường đặt đáy móng băng cùng chiều sâu nên móng băng ở hồi nhà thường rộng hơn.

 

3. Móng bè

Mòng bè được trải rộng lên khắp bề mặt nền đất, các cột móng có thể theo dạng dải, ca rô hay đơn lẻ. Ưu điểm của loại móng này là tác dụng phân bố đồng đều tải trọng của công trình lên nền đất, giúp giải tỏa sức nặng và tránh hiện tượng lún không đồng đều.

Đối với những khu vực có nền đất yếu hoặc có nước nguy cơ lún không đều. Ngoài việc đầm chặt và bổ sung cát, các kỹ sư còn dùng móng bè để khắc phục nhược điểm này.

mong -be_result

Hình ảnh thi công móng bè trong thực tế

 

4. Móng cọc

Để đặt móng xuyên qua các tầng đất yếu, đến được tầng đất cứng. Chúng ta có thể dùng móng cọc.

Gồm cọc và đài cọc. Có thể là cọc tre, cọc cừ tràm hoặc cọc bê tông cốt thép. Móng cọc có ưu điểm là thi công nhanh gọn, khả năng chịu tải cực tốt cùng giá thành hợp lý.

mong-coc_result

Hình ảnh thi công móng cọc trong thực tế 

 

Các thông tin được chia sẻ trong bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn uy tín về kiến trúc xây dựng. Việc lựa chọn loại móng nào để phù hợp với nhu cầu xây dựng nhà ở của mình, bạn cần tham khảo ý kiến của đơn vị xây dựng chuyên nghiệp.

 Mọi nhu cầu tư vấn, tìm hiểu về thiết kế xây dựng nhà ở – lựa chọn các dịch vụ xây dựng nhà, khách hàng vui lòng liên hệ: 

NỘI THẤT XAVIA

 Điện thoại: 04 6652 3939 – Hotline: 090 424 6222 – 094 263 3939

 Email: noithatxavia@gmail.com

VPĐD: Số 8 – Liền kề 5A – Tiểu khu Đô thị mới Vạn Phúc – Hà Đông – Hà Nội 

Tin Liên Quan